SẢN PHẨM
Online:
10
 
Truy cập:
204317
Tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2014

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu. Dự báo tăng trưởng năm 2014 và 2015 của hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á cũng được điều chỉnh giảm. Điểm nổi bật trong những tháng cuối năm là giá dầu mỏ trên thị trường thế giới giảm sâu và vẫn đang tiếp tục giảm. Đối với các quốc gia nhập khẩu dầu, giá dầu giảm giúp thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư tư nhân cũng như cải thiện cán cân thanh toán. Tuy nhiên, đối với các nước sản xuất dầu, thực trạng thị trường giá dầu mỏ giảm sẽ tác động mạnh đến kinh tế theo chiều hướng thuận lợi và khó khăn đan xen.

Ảnh nguồn : internet

Ở trong nước, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp... Trước bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định nhằm tiếp tục ổn định vĩ mô, tháo gỡ khó khăn và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo đà tăng trưởng, bảo đảm công tác an sinh xã hội cho toàn dân. Trọng tâm là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/8/2014 của Chính phủ về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 13/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước những tháng cuối năm 2014...

Được sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành và các địa phương nên kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 có nhiều chuyển biến tích cực. Kết quả cụ thể của từng ngành, lĩnh vực như sau:

I. TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013, trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%; quý IV tăng 6,96%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Trong mức tăng 5,98% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013, đóng góp 0,61 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,14%, cao hơn nhiều mức tăng 5,43% của năm trước, đóng góp 2,75 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,96%, đóng góp 2,62 điểm phần trăm.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng cao nhất với 6,85%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,05 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp mặc dù tăng thấp ở mức 2,60% nhưng quy mô trong khu vực lớn nhất (Khoảng 74%) nên đóng góp 0,35 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 6,53%, đóng góp 0,21 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,15% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo có chuyển biến khá tích cực với mức tăng cao là 8,45%, cao hơn nhiều so với mức tăng của một số năm trước (Năm 2012 tăng 5,80%; năm 2013 tăng 7,44%), đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng của khu vực II và góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung. Trong ngành chế biến, chế tạo, các ngành sản xuất đồ uống; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; sản xuất giấy; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (Trừ máy móc thiết bị); sản phẩm điện tử máy tính; sản xuất xe có động cơ là những ngành có đóng góp lớn vào tăng trưởng với chỉ số sản xuất tăng khá cao ở mức trên 10%. Ngành khai khoáng tăng 2,40%, có đóng góp của dầu thô và khí đốt tự nhiên. Ngành xây dựng đã có dấu hiệu phục hồi với mức tăng 7,07%, tăng cao so với mức 5,87% của năm 2013, chủ yếu do đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với giá trị sản xuất xây dựng khu vực này tăng mạnh ở mức 58%.

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 6,62% so với năm 2013, đóng góp 0,91 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,88%; hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 2,85%, cao hơn mức tăng 2,17% của năm trước với nhiều tín hiệu tốt trong hỗ trợ thị trường bất động sản nói chung và phân khúc nhà chung cư giá trung bình và giá rẻ nói riêng, trong đó giá trị tăng thêm của khấu hao nhà ở dân cư tăng 2,93%.

Cơ cấu nền kinh tế năm nay tiếp tục theo hướng tích cực. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,12%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,50%; khu vực dịch vụ chiếm 43,38% (Cơ cấu tương ứng của năm 2013 là: 18,38%; 38,31%; 43,31%).

Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2014, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,20% so với năm 2013, đóng góp 4,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung (Tiêu dùng cuối cùng của dân cư tăng 6,12%, cao hơn mức tăng 5,18% của năm trước); tích lũy tài sản tăng 8,90%, đóng góp 2,90 điểm phần trăm.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

các năm 2012, 2013 và 2014

 

 

              Tốc độ tăng so với

năm trước (%)

Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng năm 2014
(Điểm phần trăm)

 

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tổng số

5,25

5,42

5,98

5,98

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

2,68

2,64

3,49

0,61

Công nghiệp và xây dựng

5,75

5,43

7,14

2,75

Dịch vụ

5,90

6,57

5,96

2,62

 

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2014 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 830 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9% so với năm 2013, bao gồm: Nông nghiệp đạt 617,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,9%; lâm nghiệp đạt 23,9 nghìn tỷ đồng, tăng 7,1%; thủy sản đạt 188,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8%.

a. Nông nghiệp

Sản lượng lúa cả năm 2014 ước tính đạt gần 45 triệu tấn, tăng 955,2 nghìn tấn so với năm trước, trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 7,8 triệu ha, giảm 88,8 nghìn ha; năng suất đạt 57,6 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha. Nếu tính thêm 5,2 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm nay ước tính đạt 50,2 triệu tấn, tăng 956 nghìn tấn so với năm 2013.

Trong sản xuất lúa, diện tích gieo trồng lúa đông xuân đạt 3116,5 nghìn ha, tăng 10,9 nghìn ha so với vụ đông xuân trước; sản lượng đạt hơn 20,8 triệu tấn, tăng 780,8 nghìn tấn do năng suất đạt 66,9 tạ/ha, tăng 2,3 tạ/ha. Diện tích gieo trồng lúa hè thu đạt 2734,1 nghìn ha, giảm 76,7 nghìn ha; sản lượng đạt 14,5 triệu tấn, giảm 93,1 nghìn tấn. Diện tích gieo trồng lúa mùa đạt 1963,1 nghìn ha, giảm 23 nghìn ha so với vụ mùa năm 2013, trong đó các địa phương phía Nam giảm hơn 20 nghìn ha do thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cây trồng. Tuy nhiên, do thời tiết thuận lợi nên năng suất lúa mùa cả nước ước tính đạt 49 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha và sản lượng ước tính đạt 9,6 triệu tấn, tăng 267,5 nghìn tấn. Sản lượng lúa mùa của các địa phương phía Bắc đạt 5,9 triệu tấn, tăng 269,3 nghìn tấn; năng suất đạt 49,9 tạ/ha, tăng 2,4 tạ/ha. Sản lượng lúa mùa của các địa phương phía Nam đạt 3,7 triệu tấn, xấp xỉ năm trước; năng suất đạt 47,6 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha.

Sản lượng một số cây hàng năm giảm so với năm 2013 một mặt do điều kiện thời tiết không thuận lợi ở các địa phương phía Bắc, mặt khác do giá bán và thị trường tiêu thụ không ổn định ở các địa phương phía Nam. Ước tính sản lượng lạc cả năm đạt 454,5 nghìn tấn, giảm 37,4 nghìn tấn; đỗ tương đạt 157,9 nghìn tấn, giảm 10,3 nghìn tấn; đậu 165,6 nghìn tấn, giảm 3,4 nghìn tấn. Riêng sản lượng rau đạt 15,4 triệu tấn, tăng 792 nghìn tấn.

Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo hướng thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác của từng vùng để mang lại hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Diện tích cho sản phẩm và sản lượng một số cây chủ yếu tăng so với năm 2013, trong đó diện tích chè ước tính đạt 132,1 nghìn ha, tăng 1,8%, sản lượng đạt 962,5 nghìn tấn, tăng 2,8%; cà phê diện tích đạt 641,7 nghìn ha, tăng 0,7%, sản lượng đạt 1395,6 nghìn tấn, tăng 1%; cao su diện tích đạt 977,7 nghìn ha, tăng 2%, sản lượng đạt 953,7 nghìn tấn, tăng 0,7%; hồ tiêu diện tích đạt 83,8 nghìn ha, tăng 21,4%, sản lượng đạt 147,4 nghìn tấn, tăng 13%.

Sản lượng một số cây ăn quả đạt khá do thời tiết thuận lợi, trong đó sản lượng nho ước tính đạt 20,7 nghìn tấn, tăng 7,8% so với năm 2013; cam đạt 572,9 nghìn tấn, tăng 7,7%; vải, chôm chôm đạt 697,1 nghìn tấn, tăng 10,8%; xoài đạt 688,9 nghìn tấn, tăng 1,7%.

 Chăn nuôi gia súc, gia cầm những tháng cuối năm có nhiều thuận lợi và phát triển tốt do giá bán sản phẩm chăn nuôi luôn ở mức cao và ổn định, dịch bệnh được khống chế trong nhiều tháng qua. Đàn trâu cả nước năm nay có 2,5 triệu con, giảm 1,9% so với năm 2013 do điều kiện bãi chăn thả bị thu hẹp; đàn bò có 5,2 triệu con, tăng 1,5%, riêng chăn nuôi bò sữa tiếp tục tăng nhanh, tổng đàn bò sữa năm 2014 của cả nước là 227,6 nghìn con, tăng 22,1% so với năm 2013; đàn lợn có 26,8 triệu con, tăng 1,9%; đàn gia cầm có 327,7 triệu con, tăng 3,2% (Đàn gà 246 triệu con, tăng 4,9%). Sản lượng thịt hơi các loại năm nay ước tính đạt khá, trong đó sản lượng thịt trâu đạt 86,9 nghìn tấn, tăng 1,6%; sản lượng thịt bò đạt 292,9 nghìn tấn, tăng 2,6%; sản lượng thịt lợn đạt 3,4 triệu tấn, tăng 3,1%; sản lượng thịt gia cầm đạt 875 nghìn tấn, tăng 5,3%.

Tính đến ngày 25/12/2014, dịch lợn tai xanh đã được khống chế; dịch bệnh khác chưa qua 21 ngày còn ở các địa phương: Dịch cúm gia cầm ở tỉnh Quảng Ngãi; dịch lở mồm long móng ở tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Hà Tĩnh và Đắk Nông.

b. Lâm nghiệp

Diện tích rừng trồng tập trung năm 2014 ước tính đạt 226,1 nghìn ha, tăng 6,1% so với năm 2013, trong đó một số địa phương có diện tích rừng trồng mới tập trung nhiều: Nghệ An 16 nghìn ha; Quảng Nam 14,4 nghìn ha; Quảng Ngãi 14,2 nghìn ha; Tuyên Quang 13,8 nghìn ha; Quảng Ninh 13,3 nghìn ha; Yên Bái 12,3 nghìn ha. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán cả năm đạt 155,3 triệu cây, bằng 98,7% năm trước. Sản lượng gỗ khai thác đạt 6456 nghìn m3, tăng khá ở mức 9,3% so với năm 2013, chủ yếu do nhu cầu của thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước đều tăng cao. Một số địa phương có sản lượng gỗ khai thác tăng nhiều so với năm trước: Quảng Nam tăng 51%; Quảng Ngãi tăng 49,5%; Thừa Thiên Huế tăng 31,2%; Quảng Ninh tăng 23,3%; Bình Định tăng 19,6%; Quảng Trị tăng 11%. Tại một số địa phương, nhiều nhà  máy sản xuất sản phẩm từ gỗ đang thực hiện cơ chế liên doanh, liên kết với các hộ gia đình để trồng rừng đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu nhằm bao tiêu sản phẩm.

Thời tiết nắng hạn kéo dài trong năm gây ra hiện tượng cháy rừng khá nghiêm trọng tại một số địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc và duyên hải miền Trung. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại năm 2014 là 4028 ha, tăng 105% so với năm trước, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy 3157 ha, tăng 173,1%; diện tích rừng bị chặt phá 871 ha, tăng 7,7%. Một số tỉnh có diện tích rừng bị cháy nhiều: Yên Bái 692 ha; Bình Định 414 ha; Phú Yên 317 ha; Quảng Trị 236 ha; Lai Châu 211 ha; Nghệ An 176 ha; Đà Nẵng 146 ha; Sơn La 119 ha; Bình Thuận 106 ha. Một số địa phương có diện tích rừng bị chặt, phá nhiều: Đắk Nông 133  ha; Sơn La 109 ha; Lâm Đồng 91 ha; Bắc Giang 89 ha; Đắk Lắk 83 ha.

c. Thủy sản

Sản lượng thuỷ sản năm 2014 ước tính đạt 6332,5 nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm trước, trong đó cá đạt 4571 nghìn tấn, tăng 4,5%; tôm đạt 790,5 nghìn tấn, tăng 9,3%.

Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cả năm ước tính đạt 3413,3 nghìn tấn, tăng 6,1% so với năm trước, trong đó cá 2449,1 nghìn tấn, tăng 4,1%; tôm 631,5 nghìn tấn, tăng 12,7%. Sản lượng tôm nuôi tăng mạnh chủ yếu do nhiều địa phương thực hiện chuyển đổi phần lớn diện tích nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng, đồng thời tăng diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh, giảm dần diện tích nuôi quảng canh. So với năm trước, diện tích thu hoạch tôm sú giảm 19 nghìn ha, diện tích thu hoạch tôm thẻ chân trắng tăng 28 nghìn ha. Sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng mạnh, ước tính đạt 349 nghìn tấn, tăng 36,3% so với năm trước, trong khi sản lượng tôm sú thu hoạch trong năm đạt 252 nghìn tấn, giảm 8,7% so với năm 2013. Nuôi cá tra tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng diện tích thả nuôi ở khu vực doanh nghiệp và giảm diện tích thả nuôi ở khu vực hộ gia đình. Sản xuất cá tra có dấu hiệu được cải thiện khi giá cá tra tăng so với năm 2013, diện tích thả nuôi đang dần trở lại ổn định. Sản lượng cá tra năm nay ước tính đạt 1158,3 nghìn tấn, giảm 3,1% so với năm trước.

Khai thác thủy sản năm nay có nhiều thuận lợi về thời tiết với nắng ấm kéo dài, ít bão nên sản lượng thủy sản khai thác năm nay tăng khá, ước tính đạt 2919,2 nghìn tấn, tăng 4,1% so với năm trước, trong đó khai thác biển đạt 2711,1 nghìn tấn, tăng 4%. Nghề câu cá ngừ đại dương đang được các ngành chức năng quan tâm và hỗ trợ trong áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến phương pháp thu câu của Nhật Bản, bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong hoạt động khai thác.

3. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Mười Hai ước tính tăng 4,6% so với tháng trước và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2013. Trong các ngành công nghiệp, chỉ số sản xuất ngành khai khoáng tháng Mười Hai tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 11,3%, mức tăng cao nhất trong năm; sản xuất và phân phối điện tăng 9,2%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 7,6%.

Tính chung cả năm 2014, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 7,6% so với năm 2013 với xu hướng tăng nhanh vào các tháng cuối năm (Quý I tăng 5,3%, quý II tăng 6,9%, quý III tăng 7,8%, quý IV ước tính tăng 10,1%), cao hơn nhiều mức tăng 5,9% của năm 2013. Trong mức tăng chung cả năm của toàn ngành công nghiệp, ngành khai khoáng tăng 2,5%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm; ngành chế biến, chế tạo tăng 8,7%, cao hơn mức tăng 7,3% của năm 2013, đóng góp 6,2 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện tăng 12,1%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 6,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.

Xét theo công dụng của sản phẩm công nghiệp, chỉ số sản xuất của sản phẩm dùng cho quá trình sản xuất tiếp theo năm nay tăng 7,8% so với năm trước; sản phẩm cho tích lũy và tiêu dùng cuối cùng tăng 7,4%. Đối với sản phẩm là tư liệu sản xuất tăng 9,6% (Công cụ sản xuất tăng cao ở mức 22,9%; nguyên vật liệu xây dựng tăng 7%); sản phẩm tiêu dùng của dân cư tăng 6,5%.

Trong các ngành sản xuất, một số ngành có chỉ số sản xuất năm 2014 tăng cao so với năm 2013: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 37,5%; sản xuất xe có động cơ tăng 22,8%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 21,2%; dệt tăng 20,8%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 15,8%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) tăng 13,7%; sản xuất và phân phối điện tăng 12,1%; sản xuất trang phục tăng 11,8%. Một số ngành có mức tăng khá: Sản xuất đồ uống tăng 10,0%; sản xuất kim loại tăng 9,8%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 8,5%. Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: Khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 7,4%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,1%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất tăng 4,5%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 3,4%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 2,4%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên tăng 2,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 1,6%; khai thác than cứng và than non tăng 1%; sản xuất thuốc lá tiếp tục giảm ở mức 12,5%.

Trong các sản phẩm công nghiệp, một số sản phẩm đạt mức tăng cao trong năm 2014: Điện thoại di động tăng 67,5% so với năm 2013; ô tô tăng 29%; sữa tươi tăng 20,9%; giày, dép da tăng 19%; tivi tăng 18%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 16,9%. Một số sản phẩm tăng khá: Điện sản xuất tăng 12,7%; thủy hải sản chế biến tăng 9,4%; quần áo mặc thường tăng 9,1%. Một số sản phẩm giảm so với năm 2013: Sữa bột giảm 3,8%; khí hóa lỏng (LPG) giảm 8,3%; xe máy giảm 8,6%; thuốc lá điếu giảm 12,5%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2014 so với năm 2013 của một số địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn như sau: Hải Phòng tăng 12,3%; Long An tăng 12,2%; Đà Nẵng tăng 10,9%; Hải Dương tăng 10,3%; Bình Dương tăng 8,8%; Đồng Nai tăng 8%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 7%; Quảng Nam tăng 5,1%; Quảng Ninh tăng 4,6%; Hà Nội tăng 4,6%; Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 3,6%; Vĩnh Phúc giảm 2,6%; Bắc Ninh giảm 12,8%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng Mười Một năm nay tăng 3% so với tháng trước tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng, chỉ số tiêu thụ ngành này tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng 3,6% của cùng kỳ năm 2012 và mức tăng 9,2% của cùng kỳ năm 2013. Các ngành có chỉ số tiêu thụ 11 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm 2013: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 45,1%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 23,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) tăng 16,2%; sản xuất xe có động cơ tăng 16%; sản xuất thiết bị điện tăng 12%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 9,4%; sản xuất trang phục tăng 8,8%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 8%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 7,6%; dệt tăng 7,1%; sản xuất đồ uống tăng 6,3%; sản xuất kim loại tăng 5,7%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 5,5%; sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic tăng 4,9%; sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 9,6%. 

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/12/2014 tăng 4,4% so với tháng trước; tăng 10% so với cùng thời điểm năm 2013 (Cùng thời điểm năm 2012 là 20,1% và năm 2013 là 10,2%). Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm hoặc tăng thấp hơn mức tăng chung: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 45,1%; sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 35,5%; sản xuất giường tủ, bàn ghế giảm 19,2%; sản xuất thiết bị điện giảm 12,2%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hóa chất giảm 11,2%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 6,6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 1,3%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn nhiều so với mức tăng chung: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 89,5%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 40,1%; sản xuất kim loại tăng 38,3%; sản xuất trang phục tăng 27,9%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 21,9%.

Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân tháng Mười Một là 68,1%; bình quân 11 tháng là 74,5%, trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 153,1%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 116,1%; sản xuất, chế biến thực phẩm 94,4%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) 89,9%; sản xuất kim loại 87,2%.

Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2014 tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,7%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 2,5%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 9,5%. Tại thời điểm trên, chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp khai khoáng giảm 4,5% so với cùng thời điểm năm 2013; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,7%; sản xuất, phân phối điện tăng 1,6%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 2%.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sử dụng lao động tại thời điểm 01/12/2014 tăng cao so với cùng thời điểm năm trước: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 27,6%; sản xuất da và các sản phẩm từ da tăng 11,1%; sản xuất trang phục tăng 6,6%; thoát nước và xử lý nước thải tăng 6,1%.  

Chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô công nghiệp lớn tại thời điểm 01/12/2014 như sau: Đồng Nai tăng 9,4% so với cùng thời điểm năm 2013; Quảng Nam tăng 5,8%; Bình Dương tăng 5,8%; Long An tăng 5,2%; Hải Phòng tăng 4,3%; Bắc Ninh tăng 4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 2,8%; Đà Nẵng tăng 1,1%; Vĩnh Phúc tăng 1%; Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 0,4%; Cần Thơ tăng 0,3%; Quảng Ninh giảm 0,3%; Quảng Ngãi giảm 1,7%. 

4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp[1]

Trong tháng Mười Hai, cả nước có 7052 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 40,9 nghìn tỷ đồng, giảm 9,2% về số doanh nghiệp và tăng 5,6% về số vốn đăng ký so với tháng trước. Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp trong tháng đạt 5,8 tỷ đồng, tăng 16,3% so với tháng trước. Số lao động của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng là 99,1 nghìn người, giảm 8,9% so với tháng trước.

Trong tháng, cả nước có 1211 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 0,5% so với tháng trước; có 7944 doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động, tăng 30,2%, bao gồm 2088 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 5856 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.

Trong năm 2014, cả nước có 74842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 432,2 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% về số doanh nghiệp và tăng 8,4% về số vốn đăng ký so với năm trước. Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm đạt 5,8 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2013. Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm qua là 1091 nghìn người, tăng 2,8% so với năm trước. Như vậy, mặc dù vẫn chưa thực sự thoát khỏi bối cảnh khó khăn nhưng xét trên khía cạnh quy mô vốn, doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2014 đã tăng hơn so với năm 2013. Trong 12 tháng, cả nước có 15419 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong năm nay, cả nước có 67823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký, bao gồm 9501 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể, giảm 3,2% so với năm trước, số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng; 58322 doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động, tăng 14,5% so với năm trước. Trong đó, 11723 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn; 46599 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.

Xu hướng thanh lọc diễn ra mạnh, từ năm 2013 đến nay đã sàng lọc những doanh nghiệp thực sự có chất lượng, không chỉ linh hoạt để tồn tại qua giai đoạn khó khăn nhất mà còn tìm kiếm thêm cơ hội kinh doanh mới để mở rộng quy mô hoạt động. Cụ thể, trong năm 2014, có 22,8 nghìn lượt doanh nghiệp thay đổi tăng vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 595,7 nghìn tỷ đồng. Như vậy, tổng số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm 2014 là 1027,9 nghìn tỷ đồng, bao gồm 595,7 nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 432,2 nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp thay đổi tăng vốn.

Đối với tình hình đăng ký doanh nghiệp phân theo lĩnh vực hoạt động, ngành có xu hướng tốt lên khi có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng và  số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động giảm so với năm 2013 là lĩnh vực hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình và các hoạt động dịch vụ khác. Một số ngành, lĩnh vực khác vẫn trong quá trình tái cơ cấu khi có sự tăng về số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nhưng số doanh nghiệp khó khăn, buộc phải giải thể, tạm ngừng hoạt động cũng có xu hướng tăng như ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; kinh doanh bất động sản.

5. Hoạt động dịch vụ

a. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Mười Hai đạt 273,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2945,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2013, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,3%, cao hơn mức tăng 5,5% của năm 2013. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm nay, khu vực kinh tế Nhà nước đạt 299,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,2% tổng số và tăng 9,6% so với năm 2013; kinh tế ngoài Nhà nước đạt 2547,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 86,5%, tăng 10,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 97,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,3%, tăng 16,9%.

Xét theo ngành hàng, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng Mười Hai đạt 205,1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và thấp hơn mức tăng 2,8% của cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán lẻ hàng hóa cả năm 2014 ước tính đạt 2216 nghìn tỷ đồng, chiếm 75% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tăng 11,3% so với năm 2013. Mức tăng của các nhóm ngành hàng năm nay so với năm 2013 như sau: Lương thực, thực phẩm tăng 1,7%; hàng may mặc tăng 4,3%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 16%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 33,2%; phương tiện đi lại tăng 27,9% (chủ yếu do tăng doanh số bán lẻ ô tô); xăng, dầu tăng 2,5%; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 17,2%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống và du lịch tháng Mười Hai ước tính đạt 32,2 nghìn tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước và giảm 16,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 30 nghìn tỷ đồng, không biến động nhiều so với tháng trước và giảm 17,4% so với cùng kỳ năm 2013; doanh thu hoạt động du lịch lữ hành đạt 2,2 nghìn tỷ đồng tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2013, chủ yếu tăng ở các tour du lịch nước ngoài. Mức tăng về doanh thu du lịch lữ hành tháng Mười Hai so với tháng trước của một số tỉnh, thành phố như sau: Hà Nội tăng 1,9%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 5,7%; Thừa Thiên Huế tăng 3,5%; Bình Định tăng 12,4%. Hai tỉnh có tốc độ tăng cao nhất là Tây Ninh tăng 128,6% và Phú Yên tăng 46,7%.

Tính chung cả năm 2014, doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống và du lịch đạt 381,8 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước.

Doanh thu dịch vụ khác trong tháng ước tính đạt 36 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với tháng trước và tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2013. Ước tính năm 2014, doanh thu dịch vụ khác đạt 347, 3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm trước, trong đó Hà Nội đạt 72,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% (Dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 10,7%; dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng tăng 12,5%); thành phố Hồ Chí Minh đạt 117, 9 nghìn tỷ đồng, tăng 17,8% (Tăng mạnh ở ngành kinh doanh bất động sản với mức tăng 26,9%; những ngành khác tăng khoảng từ 3- 5%).

b. Vận tải hành khách và hàng hóa

Vận tải hành khách năm nay ước tính đạt 3058,5 triệu lượt khách, tăng 7,6% và 134,8 tỷ lượt khách.km, tăng 6,9% so với năm 2013, bao gồm: Vận tải trung ương đạt 33,3 triệu lượt khách, tăng 4,5% và 33,8 tỷ lượt khách.km, tăng 4,7%; vận tải địa phương đạt 3025,2 triệu lượt khách, tăng 7,6% và 100,9 tỷ lượt khách.km, tăng 7,7%. Vận tải hành khách đường bộ cả năm ước tính đạt 2875,7 triệu lượt khách, tăng 7,8% và 98,5 tỷ lượt khách.km, tăng 7,7% so với năm trước; đường sông đạt 147,3 triệu lượt khách, tăng 4,6% và 3,2 tỷ lượt khách.km, tăng 6,2%; đường hàng không đạt 18,3 triệu lượt khách, tăng 8,2% và 28,3 tỷ lượt khách.km, tăng 5,3%; đường biển đạt 5,2 triệu lượt khách, tăng 3,2% và 247 triệu lượt khách.km, tăng 2,1%; đường sắt đạt 12 triệu lượt khách, giảm 0,9% và 4,5 tỷ lượt khách.km, tăng 1,2%.

Vận tải hàng hóa năm 2014 ước tính đạt 1066,6 triệu tấn, tăng 5,6% và 222 tỷ tấn.km, tăng 1,7% so với năm trước, trong đó vận tải trong nước đạt 1036,9 triệu tấn, tăng 5,9% và 98,2 tỷ tấn.km, tăng 5,2%; vận tải ngoài nước đạt 29,7 triệu tấn, giảm 3,9% và 123,8 tỷ tấn.km, giảm 0,9%. Vận tải hàng hoá đường bộ đạt 816,9 triệu tấn, tăng 6,9% và 48,1 tỷ tấn.km, tăng 5,4%; đường sông đạt 186,9 triệu tấn, tăng 3,1% và 40,1 tỷ tấn.km, tăng 4,4%; đường biển đạt 55,5 triệu tấn, giảm 5,2% và 128,9 tỷ tấn.km, giảm 0,7%; đường sắt đạt 7,2 triệu tấn, tăng 10% và 4,3 tỷ tấn.km, tăng 13%.

c. Khách quốc tế đến Việt Nam

Trong tháng Mười Hai năm nay, Việt Nam ước tính đón trên 657,3 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 8% so với tháng trước chủ yếu do trong tháng diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, ẩm thực quy mô lớn tại một số địa phương. Tính chung năm 2014, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 7874,3 nghìn lượt khách, tăng 4% so với năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,6% của năm 2013 do ảnh hưởng của tình hình biển Đông. Khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng trong năm ước tính đạt 4762,5 nghìn lượt người, tăng 2,6%; đến vì công việc 1321,9 nghìn lượt người, tăng 4,3%; thăm thân nhân đạt 1347,1 nghìn lượt người, tăng 6,9%. Khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng không là 6220,2 nghìn lượt người, tăng 4% so với năm 2013; đến bằng đường biển 47,6 nghìn lượt người, giảm 75,4%; đến bằng đường bộ 1606,6 nghìn lượt người, tăng 14,8%.

Về một số thị trường khách quốc tế đến nước ta trong năm 2014, khách đến từ châu Á ước tính đạt 5341,9 nghìn lượt người, tăng 4,5%, trong đó khách đến từ một số quốc gia tăng mạnh: Hàn Quốc đạt 848 nghìn lượt người, tăng 13,3%; Nhật Bản đạt 648 nghìn lượt người, tăng 7,3%; Cam-pu-chia 404,2 nghìn lượt người, tăng 18,1%; Lào đạt 136,6 nghìn lượt người, tăng 11,2%. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ có khách đến nước ta tăng thấp hoặc giảm: Trung Quốc đạt 1947,2 nghìn lượt người, tăng 2,1%; Xin-ga-po đạt 202,4 nghìn lượt người, tăng 3,4%; Đài Loan 389 nghìn lượt người, giảm 2,5%; Ma-lai-xi-a 333 nghìn lượt người, giảm 1,9%; Thái Lan 246,9 nghìn lượt người, giảm 8,2%. Khách đến từ châu Âu ước tính đạt 1198,5 nghìn lượt người, tăng cao ở mức 14,6% so với năm trước, trong đó một số quốc gia có lượng khách đến nước ta lớn có mức tăng cao so với năm 2013: Nga đạt 364,9 nghìn lượt người, tăng 22,4%; Anh đạt 202,3 nghìn lượt người, tăng 9,5%; Đức đạt 142,3 nghìn lượt người, tăng 45,7%.

II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

1.  Hoạt động ngân hàng

Hoạt động ngân hàng trong năm 2014 tiếp tục đối mặt với những khó khăn: Tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, chất lượng tín dụng chưa được như mong muốn. Tuy nhiên, các chỉ tiêu đạt được trong năm qua cho thấy những tiến bộ nhất định trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ của ngân hàng: Tổng phương tiện thanh toán tính đến thời điểm 22/12/2014 tăng 15,99% so với tháng 12 năm 2013 (cùng kỳ năm 2013 tăng 16,13%); tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,62% (cùng kỳ năm 2013 tăng 12,51%); huy động vốn tăng 15,76% (cùng kỳ năm 2013 tăng 17,23%); dự trữ ngoại hối tăng cao; tỷ giá ngoại tệ được kiểm soát trong biên độ đề ra.

2. Xây dựng, đầu tư phát triển

a. Xây dựng

Hoạt động xây dựng năm 2014 đã có những khởi sắc. Ngay từ cuối năm 2013 và các tháng đầu năm 2014, nhiều dự án phát triển giao thông được khởi công xây dựng và được các nhà thầu tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa vào sử dụng, nhất là những dự án phát triển đường cao tốc với phương thức đầu tư xã hội hóa. Bên cạnh đó, các dự án phát triển hạ tầng xã hội sử dụng vốn Nhà nước, vốn ODA cũng được các ngành, các cấp đẩy nhanh tiến độ thi công. Điều này được thể hiện qua hàng loạt dự án của Trung ương cũng như địa phương hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc chuẩn bị đưa vào sử dụng trong thời gian tới như: Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai; cầu Nhật Tân và đường nối đến sân bay Nội Bài; cầu Đông Trù và đường 5 kéo dài; nhà ga T2 Nội Bài; đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và hàng loạt dự án được bổ sung nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ.

Trong năm qua, nhu cầu xây dựng các công trình có vốn từ ngân sách Nhà nước, các công trình phục vụ cho xây dựng xã nông thôn mới tăng cao hơn năm trước; các doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi, nhu cầu xây dựng nhà và các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh ở khu vực dân cư có xu hướng tăng; giá cả vật tư xây dựng tương đối ổn định… Ngoài ra, thị trường bất động sản đang ấm dần với nhiều dự án phát triển nhà ở được hoàn thành và bàn giao trong năm 2014, thị trường vật liệu xây dựng trong năm không có biến động lớn đã góp phần giảm bớt khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng.

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2014 theo giá hiện hành ước tính đạt 849 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 84,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,9%; khu vực ngoài Nhà nước 709,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 83,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 54,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,5%. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở đạt 354,8 nghìn tỷ đồng; công trình nhà không để ở đạt 136,7 nghìn tỷ đồng; công trình kỹ thuật dân dụng đạt 257,3 nghìn tỷ đồng; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 100,2 nghìn tỷ đồng.

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2014 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 676,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2013, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 69,2 nghìn tỷ đồng, giảm 10,9%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 563,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 43,8 nghìn tỷ đồng, tăng 58%. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở tăng 4,3%; công trình nhà không để ở tăng 4,1%; công trình kỹ thuật dân dụng tăng 14,3%; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 80,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2%.

Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định nhưng hoạt động xây dựng trong năm vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thị trường bất động sản tuy đã có dấu hiệu tích cực song sự phục hồi chậm. Tình trạng nợ đọng khối lượng từ những năm trước của các doanh nghiệp xây dựng chưa có hướng giải quyết triệt để. Bên cạnh đó, mặc dù lãi suất cho vay gần đây đã được điều chỉnh giảm nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn nên sản xuất kinh doanh chưa thực sự phát triển mạnh, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

b. Đầu tư phát triển

Năm 2014, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư công, đổi mới và quản lý đầu tư theo kế hoạch trung hạn. Vốn được huy động tập trung cho các công trình quan trọng và cấp thiết, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, khắc phụ tình trạng đầu tư dàn trải. Năm nay là năm thứ 3 thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế trong đó có triển khai tái cơ cấu đầu tư đi đôi với việc tiếp tục giảm dần đầu tư công, giảm tỷ trọng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, hoàn thiện thể chế về đầu tư nhằm huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển được huy động và sử dụng ngày càng tốt. Các chính sách tài chính, tiền tệ tiếp tục phát huy tác dụng, tập trung vào việc duy trì lãi suất thấp đã tạo điều kiện thúc đẩy thu hút và giải ngân vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phối hợp thực hiện tốt việc tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch được giao. Đây cũng là một trong những điểm mấu chốt để đảm bảo tiến độ thực hiện của các dự án công trình, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và khối lượng thực hiện hoàn thành. Ngoài ra, các địa phương trên cả nước đẩy mạnh huy động các nguồn lực và đa dạng hóa hình thức đầu tư, đồng thời tập trung chỉ đạo việc giải phóng mặt bằng, nhất là các công trình trọng điểm quốc gia. Nhiều công trình hiện đại, quan trọng về giao thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị, hệ thống thông tin được đẩy nhanh tiến độ và đưa vào sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.

Tất cả các yếu tố trên đã góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2014 theo giá hiện hành ước tính đạt 1220,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2013 và bằng 31% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 486,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,9% tổng vốn và tăng 10,1% so với năm trước; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 468,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,4% và tăng 13,6%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 265,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,7% và tăng 10,5%.

Tốc độ phát triển vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

các năm 2012, 2013 và 2014 so với năm trước

(Theo giá hiện hành)

                                               

                                                                                                Đơn vị tính: %

  

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tổng số

109,3

108,4

111,5

Khu vực Nhà nước

119,0

108,7

110,1

Khu vực ngoài Nhà nước

108,1

107,1

113,6

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

96,3

109,8

110,5

 

Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện năm 2014 ước tính đạt 207,7 nghìn tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch năm và tăng 0,3% so với năm 2013, gồm có:

- Vốn trung ương quản lý đạt 41851 tỷ đồng, bằng 105,9% kế hoạch năm và tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông Vận tải là 5609 tỷ đồng, bằng 123,8% và giảm 11,4%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3507 tỷ đồng, bằng 101% và giảm 8,4%; Bộ Xây dựng 2076 tỷ đồng, bằng 101,9% và tăng 4,5%; Bộ Y tế 930 tỷ đồng, bằng 115,5% và tăng 7,5%; Bộ Tài nguyên và Môi trường 740 tỷ đồng, bằng 100,2% và tăng 8,8%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 630 tỷ đồng, bằng 100,8% và giảm 7,4%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 481 tỷ đồng, bằng 106,3% và giảm 3,2%; Bộ Công Thương 317 tỷ đồng, bằng 107,2% và giảm 6,1%; Bộ Khoa học và Công nghệ 285 tỷ đồng, bằng 101,6% và tăng 16,3%; Bộ Thông tin và Truyền thông 249 tỷ đồng, bằng 119,9% và giảm 6%.

- Vốn địa phương quản lý đạt 165852 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch năm và tăng 0,2% so với năm 2013. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 114905 tỷ đồng, bằng 97,2% và giảm 0,4%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 40861 tỷ đồng, bằng 108,6% và tăng 2,5%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 10085 tỷ đồng, bằng 120,5% và giảm 2,1%. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: Hà Nội đạt 23931 tỷ đồng, bằng 102,1% kế hoạch năm và giảm 8,1% so với năm trước; thành phố Hồ Chí Minh 18160 tỷ đồng, bằng 91,4% và tăng 4,6%; Đà Nẵng 4989 tỷ đồng, bằng 97,8% và giảm 7%; Bình Dương 4439 tỷ đồng, bằng 99,4% và tăng 14,2%; Nghệ An 4245 tỷ đồng, bằng 92% và tăng 7,5%; Quảng Ninh 4087 tỷ đồng, bằng 98,3% và tăng 9%; Bà Rịa - Vũng Tàu 3921 tỷ đồng, bằng 87,2% và tăng 5,4%.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay có dấu hiệu khả quan so với năm 2013, cơ cấu vốn diễn ra theo xu hướng tích cực. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế biến chế tạo, thiết bị điện tử vẫn là các lĩnh vực hấp dẫn. Tiếp đến là lĩnh vực kinh doanh bất động sản và lĩnh vực xây dựng.

Từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2014, đầu tư trực tiếp của nước ngoài thu hút 1588 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15642,6 triệu USD, tăng 24,5% về số dự án và tăng 9,6% về số vốn so với cùng kỳ năm 2013. Đồng thời có 594 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 4588,3 triệu USD. Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 20230,9 triệu USD, tuy giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2013 nhưng cao hơn 19% so với kế hoạch. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2014 ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 7,4% so với năm trước và cao hơn 2,9% so với kế hoạch năm 2014.

Trong năm, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký đạt 14492,8 triệu USD, chiếm 71,6% tổng vốn đăng ký; ngành kinh doanh bất động sản đạt 2545 triệu USD, chiếm 12,6%; ngành xây dựng đạt 1057,4 triệu USD, chiếm 5,2%; các ngành còn lại đạt 2135,7 triệu USD, chiếm 10,6%.

Cả nước có 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong năm, trong đó Thái Nguyên dẫn đầu với số vốn đăng ký đạt 3250,6 triệu USD, chiếm 20,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh 2863,7 triệu USD, chiếm 18,3%; Bắc Ninh 1426,5 triệu USD, chiếm 9,1%; Khánh Hòa 1258,6 triệu USD, chiếm 8%; Hải Phòng 809,3 triệu USD, chiếm 5,2%; Bình Dương 697 triệu USD, chiếm 4,5%; Đồng Nai 638 triệu USD, chiếm 4,1%...

Trong số 57 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam năm 2014, Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư lớn nhất với 6128 triệu USD, chiếm 39,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) với 2803,4 triệu USD, chiếm 17,9%; Xin-ga-po 2310,1 triệu USD, chiếm 14,8%; Nhật Bản 1209,8 triệu USD, chiếm 7,7%; Đài Loan 512,4 triệu USD, chiếm 3,3%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 398,5 triệu USD, chiếm 2,5%; Bỉ 277,2 triệu USD, chiếm 1,8%...

3. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2014 ước tính đạt 814,1 nghìn tỷ đồng, bằng 104% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 551,4 nghìn tỷ đồng, bằng 102,3%; thu từ dầu thô đạt 98,1 nghìn tỷ đồng, bằng 115,2%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 160,3 nghìn tỷ đồng, bằng 104,1%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 184,6 nghìn tỷ đồng, bằng 100% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 117,2 nghìn tỷ đồng, bằng 105%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 105 nghìn tỷ đồng, bằng 97,9%; thuế thu nhập cá nhân 45,3 nghìn tỷ đồng, bằng 95,5%; thuế bảo vệ môi trường 11,4 nghìn tỷ đồng, bằng 89,9%; thu phí, lệ phí 10,9 nghìn tỷ đồng, bằng 105,5%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2014 ước tính đạt 968,5 nghìn tỷ đồng, bằng 96,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 158 nghìn tỷ đồng, bằng 97% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 153,1 nghìn tỷ đồng, bằng 96,8%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể ước tính đạt 690,5 nghìn tỷ đồng, bằng 98,2%; chi trả nợ và viện trợ 120 nghìn tỷ đồng, bằng 100%.

4. Hoạt động bảo hiểm kinh doanh

Năm 2014, tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng thị trường bảo hiểm duy trì được tốc độ tăng trưởng với một số tín hiệu tích cực: Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm ước tính đạt 52,7 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2013. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 25,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5%; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 27,4 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9%.

5. Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ

a. Xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thực hiện tháng Mười Một năm nay đạt 13,2 tỷ USD, cao hơn 30 triệu USD so với số ước tính, trong đó điện thoại các loại và linh kiện cao hơn 307 triệu USD; hàng dệt may thấp hơn 185 triệu USD; dầu thô thấp hơn 105 triệu USD.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Mười Hai ước tính đạt 13,1 tỷ USD, giảm 1% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4 tỷ USD, tăng 2,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 9,1 tỷ USD, giảm 2,4% do kim ngạch một số mặt hàng chiếm tỷ trọng cao giảm: Điện thoại các loại và linh kiện giảm 16,2%; điện tử máy tính và linh kiện giảm 13,9%; gạo giảm 27,7%; thủy sản giảm 3,8%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Mười Hai tăng 13,5%, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 24,4%; khu vực trong nước giảm 5,6%. Kim ngạch xuất khẩu tháng Mười Hai của một số mặt hàng tăng cao: Hạt điều tăng 23,7% (lượng tăng 8,2%); hạt tiêu tăng 48,7% (lượng tăng 6,1%); điện thoại các loại và linh kiện tăng 71%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 55,7%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 12,2 %.

Tính chung cả năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 48,4 tỷ USD, tăng 10,4%, mức tăng cao nhất từ năm 2012[2] và đóng góp 3,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 101,6 tỷ USD (gồm cả dầu thô), tăng 15,2%, đóng góp 10,1 điểm phần trăm và đạt 94,4 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng 16,7%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2014 tăng 9,1%. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện chiếm 99,6% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; hàng dệt, may chiếm 59,4%; giày dép chiếm 77%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm 89,7%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98,8%.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm nay, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đạt 66,5 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 44,3% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu với mặt hàng điện thoại và linh kiện ước đạt 24,1 tỷ USD, tăng 13,4% và chiếm 16,1%. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ đạt 57,9 tỷ USD, tăng 15,9% và chiếm 38,6%. Hàng nông sản, lâm sản ước 17,8 tỷ USD, tăng 11,4% và chiếm 11,9%. Hàng thủy sản đạt 7,9 tỷ USD, tăng 17,6%, chiếm 5,2%.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu năm 2014, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 28,5 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm 2013, trong đó tốc độ tăng kim ngạch một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn là: Hàng dệt, may tăng 13,9%; giày dép tăng 26,1%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 12,8%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 45%. Thị trường tiếp theo là EU với 27,9 tỷ USD, tăng 14,7%, trong đó giày dép tăng 24,1%; hàng dệt, may tăng 22,7%. ASEAN ước tính đạt 19 tỷ USD, tăng 3,1%, trong đó dầu thô tăng 15,8%; thủy sản tăng 17,8%; máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 16,8%. Trung Quốc ước tính đạt 14,8 tỷ USD, tăng 11,8 % với dầu thô tăng 76,9%; xơ, sợi dệt các loại tăng 40,3%. Nhật Bản đạt 14,7 tỷ USD, tăng 8%, trong đó hàng dệt, may tăng 9,3%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 11,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 19,7%. Hàn Quốc đạt 7,8 tỷ USD, tăng 18,1% với thủy sản tăng 33,9%; hàng dệt, may tăng 30%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 56,7%.

b. Nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu thực hiện tháng Mười Một năm nay đạt 12,8 tỷ USD, thấp hơn 708 triệu USD so với số ước tính, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác thấp hơn 193 triệu USD; điện tử máy tính và linh kiện thấp hơn 95 triệu USD; vải thấp hơn 75 triệu USD; sắt thép thấp hơn 68 triệu USD.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Mười Hai ước tính đạt 14 tỷ USD, tăng 9,4% so với tháng trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,4 tỷ USD, tăng 9,5%; khu vực trong nước đạt 5,6 tỷ USD, tăng 9,3%. Một số mặt hàng phục vụ sản xuất đạt kim ngạch nhập khẩu trong tháng với mức tăng khá: Vải tăng 9,1%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép tăng 14,9%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 14,6%; xăng dầu tăng 11,8%; chất dẻo tăng 8,1%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Mười Hai tăng 15,5%, trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 33,3%; khu vực kinh tế trong nước giảm 3,5%. Kim ngạch nhập khẩu trong tháng của một số mặt hàng tăng mạnh: Vải tăng 18,8%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép tăng 41,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 30,7%.

Tính chung năm 2014, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 84,5 tỷ USD, tăng 13,6%; khu vực kinh tế trong nước đạt 63,5 tỷ USD, tăng 10,2%. Kim ngạch nhập khẩu trong năm của một số mặt hàng phục vụ sản xuất tăng cao so với năm trước: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 22,5 tỷ USD, tăng 20,2%; vải đạt 9,5 tỷ USD, tăng 14%; xăng dầu đạt 7,6 tỷ USD, tăng 9,3%; chất dẻo đạt 6,3 tỷ USD, tăng 10,9%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 4,7 tỷ USD, tăng 25,6%; hóa chất đạt 3,3 tỷ USD, tăng 9,5%; bông đạt 1,4 tỷ USD, tăng 22,7%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn tăng so với năm 2013: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 18,8 tỷ USD, tăng 6%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 8,6 tỷ USD, tăng 6,7%; ô tô đạt 3,7 tỷ USD, tăng 53,1%, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1,6 tỷ USD, tăng 117,3%.

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu năm nay, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 135 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2013. Đây vẫn là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 91,2%, trong đó nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải, phụ tùng đạt 55,6 tỷ USD, tăng 10,1% và chiếm 37,6%; nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu đạt 79,4 tỷ USD, tăng 14,3% và chiếm 53,6%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng đạt 13,1 tỷ USD, tăng 9,3% và chiếm tỷ trọng 8,8%.

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu trong năm, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 43,7 tỷ USD, tăng 18,2 % so với năm 2013. Một số mặt hàng nhập khẩu từ thị trường này đạt mức tăng cao: Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 19,7%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 9,5%; vải các loại tăng 20,7%. Nhập siêu cả năm từ Trung Quốc ước tính đạt 28,9 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm trước, ASEAN ước tính đạt 23,1 tỷ USD, tăng 8,2% với xăng dầu các loại tăng 21,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 13,7%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 57,7%. Hàn Quốc đạt 21,7 tỷ USD, tăng 4,9%, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 9,5%; vải các loại tăng 6,9%. Nhật Bản đạt 12,7 tỷ USD, tăng 9,4%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 3,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 23,6%. Thị trường EU đạt 8,9 tỷ USD, giảm 5,9% với phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 58,7%; sữa và sản phẩm sữa giảm 17,2%.

Do kim ngạch nhập khẩu thực hiện tháng Mười Một thấp hơn số ước tính 708 triệu USD nên cán cân thương mại tháng Mười Một được điều chỉnh từ nhập siêu theo ước tính sang xuất siêu 438 triệu USD theo số thực hiện. Uớc tính xuất siêu năm 2014 khoảng 2 tỷ USD, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 17 tỷ USD, cao hơn mức 13,7 tỷ USD của năm trước; khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15 tỷ USD, cao hơn mức 13,7 tỷ USD của năm 2013. Mặc dù mức xuất siêu 2 tỷ USD của năm 2014 là mức cao nhất kể từ năm 2012, góp phần ổn định tỷ giá và cung cầu ngoại tệ trên thị trường nhưng hiệu quả mang lại cho nền kinh tế từ xuất, nhập khẩu hàng hóa chưa cao. Điều này thể hiện rõ qua giá trị gia tăng hàng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thấp với chủ yếu là hàng gia công, chế biến; trong khi khu vực trong nước vẫn nhập siêu mạnh, chứng tỏ sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài của sản xuất và tiêu dùng trong nước, chưa vươn lên để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm.

c. Xuất, nhập khẩu dịch vụ

Xuất khẩu dịch vụ năm 2014 ước tính đạt 11 tỷ USD, tăng 2,8% so với năm 2013, trong đó xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 7,3 tỷ USD, chiếm 66% tổng kim ngạch và không biến động nhiều so với năm trước. Nhập khẩu dịch vụ năm nay đạt 15 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2013, trong đó dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 8,1 tỷ USD, chiếm 54% tổng kim ngạch và tăng 12,6%. Nhập siêu dịch vụ năm 2014 khoảng 4 tỷ USD và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, chủ yếu do nhập khẩu dịch vụ vận tải vì hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vẫn do nước ngoài thực hiện là chính. Điều này cho thấy những bất lợi khi Việt Nam thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trong khuôn khổ WTO và cộng đồng ASEAN từ năm 2015 và Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong tương lai không xa.

6. Chỉ số giá

a. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

CPI tháng Mười Hai năm nay giảm 0,24% so với tháng trước, là tháng có mức CPI giảm trong 10 năm gần đây[3] (Không tính năm 2008 là năm ảnh hưởng mạnh của suy thoái kinh tế thế giới). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 02 nhóm chỉ số giá giảm khá mạnh: Nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,99%; giao thông giảm 3,09% (Đóng góp 0,27% vào mức giảm chung của CPI). Một số nhóm hàng hóa, dịch vụ giữ mức giá tương đối ổn định với mức tăng không đáng kể: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,08%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; giáo dục tăng 0,03%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,07%.

CPI tháng Mười Hai giảm chủ yếu do giá xăng, dầu trong nước được điều chỉnh giảm, tác động làm chỉ số giá nhóm giao thông giảm 3,09%, đóng góp 0,27% vào mức giảm chung của CPI. Bên cạnh đó, giá gas thế giới giảm mạnh nên giá gas và giá dầu hỏa trong nước được điều chỉnh giảm cũng là nguyên nhân làm cho CPI tháng Mười Hai giảm so với tháng trước (Giá gas giảm bình quân 6,48%; giá dầu hỏa giảm bình quân 4,01%).

CPI tháng 12/2014 tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013. CPI bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với bình quân năm 2013, mức tăng khá thấp trong 10 năm trở lại đây[4]. Trong năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng bình quân mỗi tháng tăng 0,15%. Mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ tiếp tục được thực hiện thành công, góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng. CPI năm 2014 tăng thấp so với năm trước chủ yếu do một số yếu tố tác động sau đây:

(1) Nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào nên chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng Mười Hai chỉ tăng 2,61% so với tháng 12/2013, thấp hơn nhiều so với mức tăng 5,08% của cùng kỳ năm trước;

(2) Giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới khá ổn định;

(3) Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới, nhất là giá dầu thô thời gian gần đây giảm mạnh và đang tiếp tục giảm dẫn đến giá xăng, dầu trong nước được điều chỉnh giảm, kéo theo chỉ số giá nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng và nhóm giao thông tháng Mười Hai năm nay lần lượt giảm 1,95% và giảm 5,57% so với cùng kỳ năm trước, ngược với xu hướng tăng 5,49% và tăng 2,6% của cùng kỳ năm 2013;

(4) Công tác quản lý giá trong năm 2014 được thực hiện khá hợp lý khi thời điểm điều chỉnh không trùng vào các tháng cao điểm đã giảm thiểu được tác động của việc điều chỉnh giá lên CPI. Mức giá được điều chỉnh đối với một số nhóm hàng do Nhà nước quản lý như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế thấp hơn so với năm trước. Năm 2014 chỉ còn 04 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 04/2012/TTLT-BYT-BTC, đồng thời năm 2014 là năm cuối của chu kỳ điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP nên mức giá được điều chỉnh cũng thấp hơn nhiều so với những năm trước. Tính chung cả năm 2014, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế và nhóm dịch vụ giáo dục tăng lần lượt là 2,2% và 8,96% so với tháng 12 năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 23,51% và 12,82% của năm 2013.

b. Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Chỉ số giá vàng tháng 12/2014 giảm 0,05% so với tháng trước; giảm 3,73% so với cùng kỳ năm 2013. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2014 tăng 0,35% so với tháng trước; tăng 1,03% so với cùng kỳ năm 2013.

c. Chỉ số giá sản xuất

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2014 tăng 4,62% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông nghiệp tăng 3,85%; hàng lâm nghiệp tăng 8,28%; hàng thủy sản tăng 6,64%. Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản quý IV tăng 1,39% so với kỳ trước và tăng 4,31% so với cùng kỳ năm trước

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp năm nay tăng 3,26% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất sản phẩm khai khoáng tăng 8,29%; sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,09%; điện và phân phối điện tăng 10,19%; nước tăng 4,47%. Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp quý IV tăng 0,07% so với kỳ trước và tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất năm 2014 tăng 3,39% so với năm 2013, trong đó chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất của một số ngành tăng cao là: Điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa tăng 6,71%; khai khoáng tăng 5,47%; thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 5,41%; nước cung cấp và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,21%. Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất quý IV tăng 0,99% so với quý trước và tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá cước vận tải năm 2014 tăng 3,13% so với năm trước, trong đó giá cước vận tải hành khách tăng 2,43%; vận tải hàng hóa tăng 4,06%. Chỉ số giá cước dịch vụ vận tải đường sắt năm 2014 tăng 0,71% so với năm 2013; dịch vụ vận tải đường bộ và xe buýt tăng 5,52%; dịch vụ vận tải đường thủy tăng 1,82%. Chỉ số giá cước vận tải quý IV năm nay giảm 0,01% so với quý trước và là quý duy nhất trong năm có chỉ số giá giảm so với kỳ trước do giá xăng giảm trong quý IV.

d. Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa

Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá năm 2014 tăng 0,79% so với năm trước, trong đó chỉ số giá xuất khẩu của một số mặt hàng tăng là: Hạt tiêu tăng 14,45%; rau quả tăng 9,88%; thủy sản tăng 7,43%; hóa chất tăng 6,24%; sản phẩm hóa chất tăng 6%. Một số mặt hàng có chỉ số giá giảm mạnh là: Cao su giảm 26,93%; sản phẩm từ cao su giảm 12,63%; dây điện và cáp điện giảm 10,69%; sắt thép giảm 9,59%; chất dẻo giảm 7,58%; xăng dầu các loại giảm 6,34%. Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá quý IV giảm 1,76% so với kỳ trước và giảm 1,06% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá năm nay giảm 1,02% so với năm trước, trong đó chỉ số giá nhập khẩu của một số mặt hàng giảm nhiều là: Phân bón giảm 13,53%; cao su giảm 10,48%; lúa mỳ giảm 8,29%; xăng dầu giảm 4,38%; hóa chất giảm 4,28%; xơ, sợi dệt giảm 4,01%. Chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá quý IV tăng 0,64% so với kỳ trước và tăng 1,05% so với cùng kỳ năm trước. 

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Dân số

Dân số trung bình năm 2014 của cả nước ước tính 90,73 triệu người, tăng 1,08% so với năm 2013, bao gồm dân số thành thị 30,04 triệu người, chiếm 33,1%; dân số nông thôn 60,69 triệu người, chiếm 66,9%; dân số nam 44,76 triệu người, chiếm 49,33%; dân số nữ 45,97 triệu người chiếm 50,67%.

Theo kết quả Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014, tổng tỷ suất sinh ước tính đạt 2,09 con/phụ nữ và duy trì xu hướng ở dưới mức sinh thay thế, trong đó khu vực thành thị là 1,85 con/phụ nữ; khu vực nông thôn là 2,21 con/phụ nữ. Tỷ suất sinh thô là 17,2‰, trong đó khu vực thành thị là 16,7‰; khu vực nông thôn là 17,5‰. Tỷ suất chết thô là 6,9‰, trong đó khu vực thành thị là 6‰; khu vực nông thôn là 7,2‰. Tỷ số giới tính khi sinh là 112,2 bé trai/100 bé gái. Tuổi thọ trung bình của dân số nước ta năm nay là 73,2 tuổi, trong đó nam là 70,6 tuổi và nữ là 76,0 tuổi.

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (số trẻ em dưới 1 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh ra sống) là 14,9‰, trong đó khu vực thành thị là 8,7‰; khu vực nông thôn là 17,8‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh ra sống) là 22,4‰, trong đó khu vực thành thị là 13,1‰; khu vực nông thôn là 26,9‰.

2. Lao động, việc làm

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính đến thời điểm 01/01/2015 là 54,48 triệu người, tăng 782 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ chiếm 48,7%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính đến thời điểm trên là 47,75 triệu người, tăng 333,7 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2014, trong đó nam chiếm 53,7%; nữ chiếm 46,3%.

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ước tính 53,0 triệu người, tăng 1,56% so với năm 2013. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2014 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,6% tổng số (Năm 2012 là 47,4%; năm 2013 là 46,8%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,4% (Năm 2012 và 2013 cùng ở mức 21,2%); khu vực dịch vụ chiếm 32,0% (Năm 2012 là 31,4%; năm 2013 là 32%).

Số người có việc làm trong quý I năm nay ước tính là 52526,2 nghìn người, tăng 616,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; quý II là 52838,4 nghìn người, tăng 436,1 nghìn người; quý III là 53258,4 nghìn người, tăng 520,7 nghìn người; quý IV là 53471,1 nghìn người, tăng 678 nghìn người.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2014 là 2,45%, thấp hơn mức 2,74% của năm 2012 và 2,75% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là 1,18% (Năm 2012 là 1,56%; năm 2013 là 1,48%); khu vực nông thôn là 3,01% (Năm 2012 là 3,27%; năm 2013 là 3,31%). Tỷ lệ thiếu việc làm có xu hướng tăng vào cuối năm (Quý I là 2,78%; quý II là 2,25%; quý III là 2,3%; quý IV là 2,46%) và tăng chủ yếu ở khu vực nông thôn (Quý I là 3,37%; quý II là 2,77%; qúy III là 2,83%; quý IV là 3,08%).

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,08% (Quý I là 2,21%; quý II là 1,84%; quý III là 2,17%; quý IV là 2,1%), trong đó khu vực thành thị là 3,43%, thấp hơn mức 3,59% của năm trước; khu vực nông thôn là 1,47%, thấp hơn mức 1,54% của năm 2013. 

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15 - 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, cao hơn mức 6,17% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là 11,49%, cao hơn mức 11,12% của năm trước; khu vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ tỷ lệ năm 2013. Tỷ lệ thất nghiệp của người lớn từ 25 tuổi trở lên năm 2014 là 1,12%, thấp hơn mức 1,21% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là 2,07%, thấp hơn mức 2,29% của năm trước; khu vực nông thôn là 0,7%, thấp hơn mức 0,72% của năm 2013. 

Ước tính tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp năm 2014 là 56,1%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2013. Nhìn chung tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp giảm so với năm 2013 ở các quý trong năm do tỷ trọng lao động trong khu vực doanh nghiệp có dấu hiệu tăng lên.

3. Năng suất lao động

Năng suất lao động xã hội[5] năm 2014 theo giá hiện hành của toàn nền kinh tế ước tính đạt 74,3 triệu đồng/lao động (Tương đương khoảng 3515 USD/lao động), trong đó năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 28,9 triệu đồng/lao động, bằng 38,9% mức năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 133,4 triệu đồng/lao động, gấp 1,8 lần; khu vực dịch vụ đạt 100,7 triệu đồng/lao động, gấp 1,36 lần. Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2014 ước tính tăng 4,3% so với năm 2013, trong đó năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,3%; khu vực dịch vụ tăng 4,4%.

Năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, bình quân đạt 3,7%/năm trong giai đoạn 2005 - 2014, góp phần thu hẹp dần khoảng cách so với năng suất lao động của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Xin-ga-po; bằng 1/6 của Ma-lai-xi-a; bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc[6].

Một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới năng suất lao động của nước ta đạt thấp so với các nước trong khu vực: (1) Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tuy có chuyển dịch tích cực nhưng tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn ở mức cao; (2) Chất lượng nguồn lao động thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý, hiệu quả sử dụng lao động qua đào tạo chưa cao; (3) Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu với tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ thấp và trung bình trong toàn ngành chế biến, chế tạo chiếm tới 88% tại thời điểm năm 2012; (4) Trình độ tổ chức quản lý còn yếu cùng với hiệu quả sử dụng các nguồn lực thấp: Tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2001 - 2005 chỉ đạt 11,9%; giai đoạn 2006 - 2010 là -4,5%; giai đoạn 2011 - 2013 là 23,6%. Ngoài ra, tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam trong các ngành sản xuất và dịch vụ (hai khu vực quyết định sự phát triển kinh tế của một quốc gia trong dài hạn) vẫn còn ở mức thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

4. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

Đời sống dân cư cả nước năm nay nhìn chung ổn định, tình hình thiếu đói trong nông dân giảm đáng kể so với năm 2013. Theo báo cáo của các địa phương, trong năm cả nước có 314,9 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 26,2% so với năm trước, tương ứng với 1340,4 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 25,3%. Tháng Hai là tháng có số hộ và số nhân khẩu thiếu đói nhiều nhất với 92,9 nghìn hộ, tương ứng 378 nghìn nhân khẩu thiếu đói. Tháng Mười Hai có số hộ và số nhân khẩu thiếu đói ít nhất trong năm với 2,7 nghìn hộ, tương ứng 11,7 nghìn nhân khẩu. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm các cấp, các ngành, các tổ chức từ trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 22,2 nghìn tấn lương thực và 19,7 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 ước tính khoảng 8,2%, giảm 1,6 điểm phần trăm so với năm 2013.

Công tác an sinh xã hội tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Theo báo cáo sơ bộ, tổng kinh phí dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong năm 2014 là 4304 tỷ đồng, bao gồm: 2403 tỷ đồng quà thăm hỏi và hỗ trợ các đối tượng chính sách; 1110 tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo và 791 tỷ đồng dành cho cứu đói, cứu trợ xã hội khác. Ngoài ra, đến nay đã có hơn 15,8 triệu thẻ bảo hiểm y tế được cấp phát miễn phí cho người nghèo, cận nghèo và gần 600 tỷ đồng dành cho xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa.

5. Giáo dục, đào tạo

Tại thời điểm cuối năm học 2013 - 2014, cả nước có 13867 trường mầm non; 15337 trường tiểu học; 10882 trường trung học cơ sở và phổ thông cơ sở; 2758 trường trung học phổ thông; 242 trường phổ thông dân tộc nội trú; 687 trường phổ thông dân tộc bán trú và 715 trung tâm giáo dục thường xuyên (73 trung tâm cấp tỉnh và 642 trung tâm cấp huyện). Năm học 2013 - 2014, cả nước có thêm 658 trường mầm non; 449 trường tiểu học; 416 trường trung học cơ sở và 98 trường trung học phổ thông được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Theo báo cáo sơ bộ, cả nước có 910,8 nghìn thí sinh tham dự thi kỳ thi tốt nghiệp phổ thông năm học 2013 - 2014. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99,02% (tăng 1,04 điểm phần trăm so với năm học trước), trong đó tỷ lệ tốt nghiệp loại khá, giỏi đạt 23,33%. Tỷ lệ tốt nghiệp hệ bổ túc trung học đạt 89,01% (tăng 10,93 điểm phần trăm), trong đó tỷ lệ tốt nghiệp loại khá, giỏi chiếm 3,9%.

Tính đến tháng 12/2014, cả nước có 21/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trong đó 08 tỉnh/thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2.

Theo kết quả Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam năm 2014, số trẻ em trong độ tuổi đi học mầm non tham gia chương trình giáo dục mầm non đạt tỷ lệ 71,3%, trong đó số trẻ em 5 tuổi đi học đạt 96,8%; số trẻ em nhập học lớp 1 theo học đến lớp 5 đạt 98,6%; tỷ lệ đi học đúng tuổi của cấp tiểu học là 96,2%; cấp trung học cơ sở là 90,4% và cấp trung học phổ thông là 70,7%. Tỷ lệ trẻ em hoàn thành cấp tiểu học tiếp tục học cấp trung học cơ sở đạt 98,6%; tỷ lệ chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông giảm xuống còn 89,5%.

Công tác đào tạo nghề tiếp tục được các cấp, các ngành và địa phương quan tâm đầu tư. Tính đến thời điểm cuối năm 2014, cả nước có 1340 cơ sở dạy nghề, bao gồm 165 trường cao đẳng nghề; 301 trường trung cấp nghề; 874 trung tâm dạy nghề.

6. Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm

Trong năm 2014, cả nước có 76,3 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (09 trường hợp tử vong); 36,4 nghìn trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 5,8 nghìn trường hợp xác định mắc sởi (147 trường hợp tử vong do sởi); 33,6 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (20 trường hợp tử vong); 1,1 nghìn trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút (42 trường hợp tử vong); 384 trường hợp mắc thương hàn; 24 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu (03 trường hợp tử vong); 02 trường hợp mắc và tử vong do cúm A (H5N1). Chiến dịch tiêm vắc xin sởi và rubella được triển khai trong năm 2014 trên toàn bộ 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương với 12,7 triệu trẻ em được tiêm, đạt tỷ lệ 85,4%.

Tính đến thời điểm 17/12/2014, tổng số người nhiễm HIV hiện còn sống của cả nước là 224 nghìn người, trong đó có 71,6 nghìn trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Số người tử vong do AIDS cả nước tính đến thời điểm trên là 74,4 nghìn người.

Trong năm, trên địa bàn cả nước xảy ra 131 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng làm 4,3 nghìn người bị ngộ độc, trong đó 30 trường hợp tử vong.

7. Hoạt động văn hóa, thể thao

Trong năm qua, ngành Văn hóa tổ chức thành công nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và hàng loạt các sự kiện văn hóa với chủ đề biển đảo mang nhiều ý nghĩa quan trọng, cùng nhiều hoạt động văn hóa quốc tế cũng được tổ chức trọng thể thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được triển khai tích cực. Trong năm, cơ quan chức năng các cấp đã kiểm tra, phát hiện 1,3 nghìn trường hợp vi phạm, số tiền xử phạt là hơn 10,7 tỷ đồng.

Trong năm nay, toàn Ngành tích cực đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” kết hợp với việc tổ chức Đại hội thể dục thể thao các cấp: Đại hội Thể thao người khuyết tật Châu Á; Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 7 tại Myanmar; Giải Vô địch Cử tạ người khuyết tật thế giới tại Dubai; Giải Vô địch Điền kinh người khuyết tật mở rộng tại Trung Quốc; Giải Bơi quốc tế IDM tại Đức... Đoàn Việt Nam giành được tổng số 71 huy chương vàng, 85 huy chương bạc và 92 huy chương đồng tại các giải quốc tế về thể dục thể thao quần chúng.

Trong thể thao thành tích cao, Việt Nam đã tham dự nhiều giải quốc tế lớn như: Đại hội thể thao châu Á lần thứ 17 tại Hàn quốc; Đại hội thể thao Olymlic trẻ lần thứ 2 tại Trung Quốc; Đại hội thể thao Bãi biển châu Á lần thứ 4 tại Thái Lan; Vòng loại Olympic 2016; Cup Bắn súng thế giới; Cúp Thể dục dụng cụ thế giới, Giải vô địch bơi các lứa tuổi Đông Nam Á; giải Vô địch Cử tạ trẻ thế giới. Đoàn thể thao Việt Nam giành được 271 huy chương vàng, 145 huy chương bạc và 167 huy chương đồng tại các giải trên.

8. Tai nạn giao thông

Trong tháng Mười Hai (từ 16/11 đến 15/12/2014), trên địa bàn cả nước đã xảy ra 2065 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 911 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 1154 vụ va chạm giao thông, làm 724 người chết; 580 người bị thương và 1403 người bị thương nhẹ. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 7% (Số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên tăng 1,6%; số vụ va chạm giao thông giảm 12,8%); số người chết giảm 2,6%; số người bị thương tăng 7,6% và số người bị thương nhẹ giảm 15,3%.

Tính chung năm 2014, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 25322 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 10601 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 14721 vụ va chạm giao thông, làm 8996 người chết; 6265 người bị thương và 18152 người bị thương nhẹ. So với năm 2013, số vụ tai nạn giao thông giảm 13,8% (Số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên giảm 4,1%; số vụ va chạm giao thông giảm 19,7%); số người chết giảm 4%; số người bị thương giảm 8,6% và số người bị thương nhẹ giảm 19,9%. Bình quân 01 ngày trong năm 2014, trên địa bàn cả nước xảy ra 69 vụ tai nạn giao thông, gồm 29 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 40 vụ va chạm giao thông, làm 25 người chết, 17 người bị thương và 50 người bị thương nhẹ.

9. Thiệt hại do thiên tai 

Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, trong năm 2014, thiên tai đã ảnh hưởng đến 51 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn cả nước, làm 145 người chết và mất tích; 165 người bị thương; gần 2 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và 51,3 nghìn ngôi nhà bị sạt lở, ngập nước; 17,6 nghìn ha lúa và hoa màu bị mất trắng; 171,9 nghìn ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hỏng. Các địa phương bị thiệt hại nhiều do thiên tai: Lạng Sơn 16 người chết, mất tích và 6 người bị thương; 13,6 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, tốc mái, ngập nước; 2,6 nghìn ha lúa và hoa màu bị mất trắng; 10,5 nghìn ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hỏng; Hà Giang 12 người chết, mất tích và 11 người bị thương; 5,3 nghìn ngôi nhà bị sạt lở, tốc mái, ngập nước; 1,2 nghìn ha lúa và hoa màu bị mất trắng; 5,3 nghìn ha lúa và hoa màu bị hư hỏng; Bình Thuận 14 người chết, mất tích và 14 người bị thương; Lai Châu 14 người chết, mất tích và 7 người bị thương; Cao Bằng hơn 9 nghìn ngôi nhà bị sạt lở, tốc mái, ngập nước; Hải Dương hơn 32 nghìn ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hỏng... Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm ước tính khoảng 2541 nghìn tỷ đồng, trong đó Lạng Sơn thiệt hại 628 tỷ đồng; Hà Giang 335 tỷ đồng. Theo báo cáo sơ bộ, tổng số tiền mặt cứu trợ các địa phương bị ảnh hưởng thiên tai từ đầu năm là hơn 4,4 tỷ đồng.

10. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ

Trong năm 2014, các cơ quan chức năng đã phát hiện 14,2 nghìn vụ vi phạm về bảo vệ môi trường, trong đó 7,4 nghìn vụ bị xử lý với tổng số tiền phạt là 771,7 tỷ đồng.

Tổng hợp 12 tháng năm 2014, trên cả nước xảy ra gần 2,4 nghìn vụ cháy và 56 vụ nổ nghiêm trọng, làm 113 người chết và 170 người bị thương. Tổng giá trị thiệt hại do cháy nổ ước tính 824,1 tỷ đồng.

Khái quát lại, kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 phát triển với những tín hiệu tích cực, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư kinh doanh, phát triển sản xuất: Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Lạm phát được kiểm soát tốt. Tăng trưởng đạt mức tăng khá và có dấu hiệu khả quan ở những ngành, lĩnh vực trọng yếu. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo. Cầu trong nước đã có chuyển biến theo hướng tích cực. Cán cân thương mại được cải thiện, trong đó xuất siêu đạt mức cao. Dư nợ tín dụng tăng cao hơn mức tăng của các năm trước. Thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối ổn định. Khó khăn của doanh nghiệp đang dần được tháo gỡ. Đời sống dân cư ổn định.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả so với năm trước, kinh tế - xã hội nước ta trong năm tới vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức: Tình hình thế giới còn nhiều biến động khó lường, ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời tác động đến xuất khẩu và lạm phát trong nước. Sản xuất của khu vực doanh nghiệp đứng trước thách thức của cơ chế thị trường và sức ép hội nhập quốc tế trong điều kiện năng suất lao động thấp, chậm được cải thiện và năng lực cạnh tranh yếu. Nợ xấu vẫn còn nhiều quan ngại, nhất là nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước. Cầu nội địa tuy tăng hơn năm trước nhưng chưa mạnh. Cán cân thương mại thặng dư song chưa thật vững chắc do tập trung chủ yếu ở khu vực FDI với giá trị gia tăng thấp, sản xuất các sản phẩm phụ trợ trong nước nhằm giảm nhập khẩu chuyển biến chậm. Để tiếp tục vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, các ngành, các cấp, các địa phương cần làm tốt những nội dung chủ yếu sau:

Một là tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm vừa bảo đảm thanh khoản, tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, vừa giữ ổn định vĩ mô. Tích cực xử lý nợ xấu trên cơ sở phân loại nợ của các doanh nghiệp, nhất là nợ của doanh nghiệp Nhà nước. Tháo gỡ kịp thời những vướng mắc đang tồn tại trong khâu cung ứng vốn nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp tiếp cận vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

Hai là nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đây là một trong các nhân tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh năm 2015 nước ta là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN và thực hiện các hiệp định mới được ký. Các doanh nghiệp cần nâng cao thương hiệu sản phẩm; xây dựng năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất quy mô lớn. Ngoài ra, phải giải quyết kịp thời và hiệu quả những bất cập về thủ tục hành chính trong môi trường đầu tư, kinh doanh.

Ba là, nâng cao năng suất lao động, phương thức quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Chính phủ có chính sách tăng cường đầu tư quy trình sản xuất trang thiết bị hiện đại cho người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế; tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và kiến thức cao trong xu thế hội nhập ngày càng sâu, tạo sự phù hợp hơn giữa kỹ năng sản xuất và yêu cầu công việc. Đổi mới thể chế kinh tế nhằm tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), trong đó tập trung khuyến khích khu vực doanh nghiệp nâng cao khả năng xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh cũng như năng lực quản trị. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải tập trung đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (RD), chủ động tiếp thu và ứng dụng tri thức mới, đồng thời tăng khả năng sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Các Bộ, ngành, lĩnh vực và địa phương cần tăng tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý điều hành.

Bốn là, mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa theo hướng đa dạng. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm qua chế biến, giảm dần tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng phụ trợ, tạo liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đáp ứng nguyên liệu phụ trợ và hạn chế nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu vào từ nước ngoài phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, góp phần gia tăng giá trị cho nền kinh tế.

Năm là, giải quyết triệt để nợ đọng khối lượng xây dựng cơ bản từ các năm trước, nhất là các công trình có quy mô vốn lớn tác động làm gia tăng khoản nợ xấu. Nâng cao ý thức trách nhiệm của các đơn vị tư vấn cũng như các chủ đầu tư trong việc thực hiện đúng các quy định về đầu tư xây dựng của Nhà nước. Tăng cường quản lý chặt chẽ quy trình chuẩn bị đầu tư. Đẩy mạnh hơn nữa việc xã hội hóa đầu tư, hoàn thiện các cơ chế chính sách, nhất là chính sách đối với hình thức hợp tác công - tư để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài Nhà nước. Xem xét, thu hồi các dự án không đủ năng lực, nhất là các dự án bất động sản, nghỉ dưỡng. Đối với các dự án thủy điện cần tập trung vốn hoàn thành những công trình quan trọng. Các địa phương tiếp tục tập trung giải quyết nhanh công tác giải phóng mặt bằng, nhất là đối với các dự án trọng điểm, dự án lớn. Tăng cường và nâng cao năng lực công tác hướng dẫn, phổ biến pháp luật về đầu tư xây dựng công trình cho cán bộ quản lý xây dựng cấp xã, phường, thị trấn. Hoàn thiện cơ chế quản lý xây dựng cơ bản, tăng cường công tác thanh tra, giám sát đầu tư xây dựng.

Sáu là, tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội và cải tiến hệ thống chính sách an sinh xã hội theo hướng tập trung, đầy đủ, đồng bộ. Tiếp tục rà soát, bổ sung cơ chế chính sách nhằm giảm nghèo bền vững, chống tái nghèo. Tạo việc làm phải bảo đảm tính bền vững. Nghiên cứu đổi mới công tác giáo dục và đào tạo cho các bậc học, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Tổ chức có hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, tạo điều kiện cho họ tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật để vận dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống. Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ người dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

 

(Nguồn: TỔNG CỤC THỐNG KÊ)

                                                                                                            



[1] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

[2] Năm 2012 tăng 1,2%; năm 2013 tăng 3,8%

[3] CPI tháng 12 so với tháng trước các năm như sau: Năm 2005 tăng 0,8%; năm 2006 tăng 0,5%; năm 2007 tăng 2,9%; năm 2008 giảm 0,68%; năm 2009 tăng 1,38%; năm 2010 tăng 1,98%; năm 2011 tăng 0,53%; năm 2012 tăng 0,27%; năm 2013 tăng 0,51%.

[4] CPI bình quân các năm so với năm trước: Năm 2005 tăng 8,3%; năm 2006 tăng 7,5%; năm 2007 tăng 8,3%; năm 2008 tăng 22,97%; năm 2009 tăng 6,88%; năm 2010 tăng 9,19%; năm 2011 tăng 18,58%; năm 2012 tăng 9,21%; năm 2013 tăng 6,6%.

[5] GDP bình quân 1 lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc.

[6] Tính theo sức mua tương đương (PPP).

Các bài mới hơn:
Các bài đã đăng:
Công ty CP giải pháp EBIC
Địa chỉ: Tổ 18 P.Đồng Mai - Hà Đông - Hà Nội
Điện thoại: 04.8587.7124